Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

HÀ NỘI - SÀI GÒN

Hà Nội - Sài Gòn

Lúc xưa, khi nói về Hà Nội, làm mình cứ luôn nghĩ đến hai cái từ "Thanh Lịch", ngẫm lại những năm mình còn nhỏ, đọc sách và được nghe các ông cha chú bác kể hay nói nhiều về mảnh đất và con người Hà Nội, mảnh đất "Ngàn năm văn hiến" cho ra biết bao nhiêu là nhân tài cho đất nước.  Người miền Nam nổi tiếng là xuề xòa, đi đâu cũng bộ bà ba từ trong nhà ra ngoài ngõ, trái ngược với người Hà Nội xưa luôn được ví là nam thanh nữ tú, dù là âu phục hay trang phục dân giả, quần áo lúc nào cũng gọn gàng, tươm tất và nền nếp, cái câu "Cái răng, cái tóc là góc con người" được người Hà Nội áp dụng rất kỷ càng.  Hà Nội nổi tiếng là nơi đào tạo các nhà khoa bảng vì thời xưa các trường học nổi tiếng đều ở tại Hà Nội, ở miền Nam hay miền Trung trường Đại Học không có, con cái các bậc quyền quý đều cho ra học ngoài Hà Nội.  Ngay cả vào những năm trước năm 1954, miền Nam cũng  không có nhiều giới trí thức như ngoài Hà Nội, cũng nhờ đợt di cư đầu tiên mà một loạt giới trí thức tầm cỡ mới tạo ra một bộ mặt văn hóa và văn học cho miền Nam.  Ở miền Nam, cuộc sống có phần được thiên nhiên ưu đãi, làm một được mười nên có của ăn của để tương đối thoải mái, việc học hành cho có một cái chức danh bằng cấp vốn không được coi trong cho lắm.  Đó là những gì mình luôn nghe và nghĩ về Hà Nội và người miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng.  Nói tóm lại, mình luôn nghĩ rằng Hà Nội là cái nôi của nền văn hóa Việt Nam, mình cũng từng nghe ông bà trong nhà từng nói lúc xưa sách báo tiếng Việt cũng phải từ Hà Nội đem vào chứ miền Nam không có gì cả.  Những việc đó dù muốn dù không cũng đã làm cho mình có một ấn tượng sâu sắc về con người Hà Nội và sự thanh lịch cũng như tri thức của mảnh đất văn vật.

Nhưng trong một lần mình được ra Bắc và ghé thăm Hà Nội, và qua những gì được viết trên sách báo ngày nay, bây giờ mình lại nghĩ rằng cái từ "Thanh Lịch" nên dành cho người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, còn nơi có nhiều hiền tài thì nên nhường lại cho đất Sài Gòn.  Nếu ai từng muốn đi thăm Văn Miếu, Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn vào dịp Tết thì khuyên đấy không phải là nơi nên đi vào dịp đó, thời điểm đó chính là nơi cho các bang hội cái bang hai ngón hoàng hoành.  Chuyện tung tăng nhảy chân sáo hay dìu dập đi lễ hội của các nhà thơ viết ca ngợi khi đi thăm đền miễu đã là quá khứ hay chỉ còn trong mộng mà thôi, chen lấn xô đẩy và chưởi bới là những gì được thấy tại các nơi thắng cảnh.  Nếu bác nào có lòng muốn mua một ít chữ thánh hiền đem về nhà lộng khung kính treo trong nhà thì nên học trước các mặt chữ vì có thể người viết chữ thánh hiền chỉ biết viết và ráp chữ xưa chứ chưa chắc là biết cái nghĩa của chữ xưa, nói chung là buôn chữ chứ không phải xin cho chữ.  Văn Miếu nơi được xem là đại diện cho trường Đại Học đầu tiên của Việt Nam lại là nơi được khuyên bảo đi vào phải cẩn thận vì bọn móc túi, nghe thật quá nhục nhã và cay đắng.  Đó là những gì mình đã trãi qua.

Còn sách báo thì nói về chuyện ăn chưởi, ăn quát hay ăn mắng được xem là một nét đặc trưng của Hà Nội.  Cái gì, sao ai lại dám nói ăn chưởi, uống chưởi và xem chưởi là nét đặc trưng của Hà Nội.  Thật đấy, cái giọng nói ngọt ngào quyến rũ của người Hà Nội được thay thế cho câu mắng, câu chưởi và thái độ hầm hừ, chì chiết.  Xem ra người Hà Nội có lẽ thay vì phải đi ra nước ngoài học cách phục vụ và ăn nói thì nên vào Sài Gòn học vừa đỡ tốn tiền mà cũng dễ vì không cần phải học thêm tiếng nước ngoài.  Ở Sài Gòn không tính hay kể đến các hàng quán ngoài lề đường nhưng khi bước vào một quán ăn tương đối kha khá như các tiệm phở ngoài Hà Nội là luôn được niềm nỡ đón tiếp, mình có thể đảm bảo điều này và luôn được hỏi có cần dùng thêm gì hay lấy thêm gì không trước khi quay đi.  Quan niệm của người Sài Gòn khách hàng là thượng đế có lẽ không ngoa.  Về buôn bán thì đâu cũng có nói thách, nhưng cách chặt chém của người Hà Nội thật quá kinh khủng, hỏi giá xong mà muốn trả giá thì chỉ được nghe câu "dân miền chỏng mà bày đặt ỉ ôi", và tiếp theo là một tràng tiếng Tây Ban Nha pha giọng Ý Đại Lợi, không bồi bổ tai trái thì đảm bảo cũng tai phải và được mở mang kiến thức về cách thức chưởi.  Người Hà Nội có lẽ  không thích mở miệng khi có ai đó hỏi, và nếu có đáp lời thì lời đáp chẳng mấy ngọt ngào cho lắm.  Xem ra cái màn hỏi đáp thì người Hà Nội thua xa người Sài Gòn dù rằng giờ đây cả người Sài Gòn hay người Hà Nội cũng chẳng còn mấy ai dám tự nhận mình là người dân chính gốc sở tại, nhưng cho dù chỉ là dân tứ xứ nhập cư vào nhưng người sống tại Sài Gòn vẫn có thể tự hào rằng mình giờ đây thanh lịch hơn người Hà Nội rất nhiều về mọi mặt trong cách cư xử.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của đài BBC về nơi nào đáng sống và nhiều chọn lựa giữa Sài Gòn và Hà Nội, tất cả mọi người trong cuộc phỏng vấn dù ở Hà Nội, Sài Gòn hay ngoại quốc đều công nhận một điều, nếu bạn có học thức và muốn phát triển thì nên chọn Sài Gòn, còn muốn làm công chức hay có liên quan về chính trị, chính phủ thì chọn Hà Nội sống, Sài Gòn là nơi dân trí thức chọn sống nhiều vì có nhiều điều kiện và không quá cố chấp hay cổ hựu như người Hà Nội.  Nói cho cùng Hà Nội ngày nay tuy là trái tim nhưng không có khối óc nhưng lại chỉ huy mọi thứ, thật là một chuyện đau lòng.

Nếu các bạn có ai đọc bài này và cảm thấy bị động chạm thì cho mình xin lỗi trước, thật tình thì mình không có kỳ thị vùng miền nào cả và cũng chẳng có gì để mà kỳ thị vì bản thân mình có bà con Bắc-Trung-Nam đều đề huề cả, chỉ là thấy sao và nghĩ sao viết vậy thôi.  Dại viết là mình đó!

San Diego 
TTL - Oct 2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét