Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Tóm lược những điều trông thấy khi đi Cruise

Phiền hà,

Đi trong bất kỳ một tour nào cũng luôn gặp những điều không thích, có những điều không vừa ý, không phải ta kỳ thị nhưng vì những thói quen và tập quán đã tạo ra những ấn tượng không tốt về dân tộc đó.

Chuyện người Trung Quốc đi du lịch phơi quần áo ngoài phi trường Thailand, nhúng chân vào fountain rữa chân ở Paris hay cho con đại tiện trên phố ở Hong Kong thì ở trên tàu cũng vậy.  Chen lấn và ồn ào, dành giật và xô đẩy cũng làm cho người Mỹ dạt ra vì không muốn hơn thua với họ, không phải vì sợ mà khinh thường.  Trong nhóm tôi đi có 80% là người Hoa ra đi từ Việt Nam, tuy họ nói tiếng Quảng Đông với nhau nhưng không tự nhận mình là người Hoa mà chỉ nói người mình là người Mỹ gốc Việt.  Có lẽ một phần cảm thấy ngượng khi nếu nói mình là người Hoa gọp chung với nhóm người Hoa đi từ Trung Quốc.

Hôm đó có một bữa gọi là Lobster night, ai cũng đứng xếp hàng cầm dĩa chờ lấy thức ăn, phải nói là hầu hết người Hoa đứng xếp hàng chen lên hàng đầu đều lựa Lobster và tôm còn gạt các món khác ra xung quanh.  Có những người còn tỉ mỉ hơn khi đưa kẹp gắp từng con lobster lên ngắm nghía xem nó có mập hay ốm, nhiều thịt hay ít thịt mới chịu bỏ vào dĩa.  Nhiều người Mỹ đứng trong hàng họ lắc đầu làm mình cũng ngao ngán.

Người Mỹ có thói quen khi lên xe bus thì một khi đã chọn chỗ ngồi hay có chổ ngồi dù vừa ý hay không họ luôn ngồi chổ đó cho hết chặng đường hay tour.  Người Hoa thì mỗi lần lên xe là lại đi dành chỗ khác ngay cửa sổ, không gần cửa sổ thì cũng phải ngồi trên đầu dù trước đó họ lên xe trễ và ngồi sau chót.

Khi đi ăn buffet mà không có bàn là họ đứng lỳ một bàn chờ cho tới người ngồi ăn tại bàn đó đứng lên là nhảy vào liền dù bàn chưa lau dọn như sợ người khác dành mất và cuối cùng phải nói họ ồn ào đến phát sợ.

Riêng về phần người Ấn thì ồn ào và phải nói thật sợ cái mùi nồng nặc của họ, tôi không hiểu vì sao rất có thể tôn giáo họ không cho phép dùng deodorant nhưng tôi sợ đứng gần họ vì cái mùi nặng thật khó diễn tả.  Tuy nhiên người Ấn cũng khá hơn người Hoa nhiều.  Người Nhật, Hàn, Việt và Phi đi du lịch không phải vì mình khen mình nhưng khá là hoà nhịp với người Âu Châu và Mỹ hay Canada.

Thức ăn,

Thức ăn trên tàu hằng hà xa số, chỉ sợ không có bụng chứa chứ không sợ hết thức ăn.  Buổi sáng bắt đầu từ 5 giờ sáng là đã có thức ăn sáng dọn ra rồi, thực đơn có đủ hầu hết cho mọi quốc gia kể cả các món ăn Á Đông như cơm chiên Dương Châu, cháo trắng, kim chi, món soup chua cay của người Thái, soup nuôi và mì xá xíu.  Thức ăn dành cho con nít và người lớn, trái cây tươi được dọn ra cho mọi bữa ăn từ dưa hấu, chuối, bom, táo, thơm, dưa gang, cantaloupe, apricot, mận, cam..., Cà phê, sữa tươi, ca cao, nước chanh, táo, bưởi, cam... đều có cả.  Các loại bánh và kem đủ loại nếu ai hảo ngọt đi dọc hết hàng bánh chỉ nếm mỗi thứ một muỗng có thể no khi đi đến cuối quầy.

Đến 10:30 giờ sáng là họ bắt đầu chuyển thực đơn và món ăn sang bữa ăn trưa và hầu như họ không bao giờ đóng cửa nhà ăn trừ buổi tối từ 9:45 đêm đến 5 giờ sáng thì các quầy buffet dọn dẹp nhưng vẫn có một vài quầy buffet vẫn mở cho người ăn đêm.  Nói chung mọi người có thể ăn bất cứ lúc nào khi cảm thấy đói.  Nhân viên phục vụ luôn túc trực để lau dọn bàn, dẹp dĩa chén thay các muỗng nĩa và khăn mới.  Họ phục vụ liên tục và luôn nở nụ cười, sẳn lòng chìu ý người đến ăn bất cứ lúc nào.  Trước khi vào phòng ăn họ luôn có người túc trực xịt nước rửa tay và có người đứng chơi nhạc sống trong các bữa ăn trưa và chiều.  Vệ sinh là việc rất quan trọng và được chú ý đến từng centimeter.  Hễ ai làm đổ nước hay thức ăn là có người đến dọn dẹp ngay.  Các món ăn thì phục vụ cho mọi sắc dân từ Ý, Hoa, Ấn, Mễ, Mỹ và Âu Châu như Hy Lạp, Đức, Pháp... Mỗi ngày họ làm thức ăn của từng vùng miền như Á Châu, Âu Châu, Mỹ và Mỹ La Tinh.  Á Châu có cari Ấn, cơm Ấn, Kim Chi Hàn, mì xá xíu, cơm chiên Dương Châu, canh chua Thái, mì xào kiểu Thái, cơm trắng ăn chung với cá thịt, đó là chưa kể các món hambuger, pizza, spaghetti, hotdog... là những món người Mỹ hay ăn.

Phía trên là nói về ăn buffet, trên tàu còn có các nhà hàng.  Các nhà hàng gồm có Mexican, French, Russian (Đông Âu), Chinese, Italian.  Đây là kiểu đi ăn nhà hàng hạng sang cần phải đặt bàn trước và bữa ăn gồm 3 món khai vị, món chính, tráng miệng và nước.  Nước lạnh, cà phê, trà, nước trái cây, sữa, chôclate kể cả trà tàu đều free nhưng các thức uống khác như rượu, bia và nước ngọt thì phải mua.  Tôi không uống rượu và bia nhưng 1 ly rượu đỏ hay trắng tùy loại giá khoãng 4-5 đô cũng không quá mắc, 1 chai bia khoãng chừng 3 đô tại bar thì quả là rẽ là đàng khác.

Các chef trên tàu nấu ăn khá ngon, trang hoàng đẹp và mỗi ngày mỗi đổi món nên thức ăn lạ miệng và ít nhàm chán.

Các buổi ăn trưa và tối thường có nhạc sĩ chơi nhạc sống.  Tính tới ngày thứ sáu dựa theo thông báo của người phát ngôn trên tàu họ nói mọi người đã ăn 60 ngàn quả trứng và mấy ngàn tấn thị bò chưa kể các loại thịt gà, heo và các loại rau quả cùng thức uống.

Phải nói là họ nấu ăn cho cả 1 hạm đội vì vậy nên không biết làm việc trong nhà bếp lương bỗng có cao hay không thì không biết nhưng thấy rõ ràng là cực quá.

Hoạt động,

Trên tàu có rất nhiều hoạt động dành cho mọi lứa tuổi và các nơi để đi chơi hay tham gia.

Các em nhỏ thì có các câu lạc bộ với các hoạt động tuỳ theo lứa tuổi cũng như các trò chơi, luôn có những nhân viên theo sát và hướng dẫn cũng như điều hành các em nhỏ.

Người lớn thì có thể shopping, coi talk show, cinema, vào casino đánh bài, tập ở phòng tập thể dục, đi tắm hơi, Jacuzzi, đi bơi ở các bể bơi lộ thiên trên tầng cao nhất, chơi tennis, chơi bóng rổ, vào phòng đọc sách, hay vào phòng chơi bài, chơi đánh ping pong, leo vách núi, vào phòng nghe nhạc, hoặc vào quán bar uống rượu bia ...

Phòng ở khá nhỏ, có phòng tắm đứng, phòng giường chỉ đủ cho hai người nằm và có 1 giường treo đủ cho thêm 1 người nữa.  Có 2 loại phòng là cabin có balcony và cabin chính giữa, giá cả cũng chênh lệch nhau từ 500-700 đô.  Phòng ở được dọn dẹp mỗi ngày và thay các khăn tắm. Mỗi ngày trên tàu vào lúc 5-6 giờ chiều là có các nhân viên dọn phòng đặt lên giường 1 thời khoá biểu cho các hoạt động của ngày kế tiếp.  Tuy chỉ vòng vòng trên tàu thôi nếu không muốn lên bờ đi tham quan hoặc lấy tour thì cũng luôn có những hoạt động và show diễn để mọi người không cảm giác chán.





Nhân viên phục vụ rất đông và nhanh nhẹn, tháo vát, rất thân thiện.  Đa số các nhân viên phục vụ là đa văn hóa gồm người Ấn Độ, Philippino, Mexican, Indonesia, Trung Quốc, Thái, Malaysia, American...  Họ làm theo ca, mỗi ca 10 tiếng đồng hồ.  Con số nhân viên phục vụ trên tàu lên đến 1100 người cho tổng số 3-3.5 ngàn khách du lịch trên tàu.  Quy ra là 1 nhân viên phục vụ cho 3 người.

Linh tinh,

Theo được biết có tổng cộng 60 dân tộc đi trên chuyến Cruise này, rất nhiều đoàn khách đi từ Đức và Áo là 2 nước từ Âu Châu đi đông nhất, sau đó có Ý và dân Đông Âu...  Về phía Á Đông thì chiếm đa số là người Trung Quốc và Ấn Độ, kế đến Phi và Việt ở Mỹ, người Hàn và Nhật cũng có nhưng là khách đi lẽ không theo đoàn hay nhóm.

Đây là chuyến tàu gọi là Freestyle Cruising có nghĩa là mọi chuyện không cần đăng ký hay xếp đặc trước, tuỳ nghi mà làm.  Chuyện tuỳ nghi thứ nhất là có nhiều nhà hàng hạng sang, không cần chọn giờ, đăng ký khi lên tàu mà thích ăn giờ nào, lúc nào thì chỉ gọi điện hay xuống nhà hàng xếp hàng vào ăn.   Điểm thứ hai là không cần mặc vest hay đồ sang trọng vào nhà hàng mà chỉ cần mặc quần dài, áo và mang giày.  Điểm thứ ba là không có bữa ăn chúc mừng của thuyền trưởng, ai thích thì đăng ký đi ăn, còn không thì thôi mà không bắt buộc.  Điểm thứ tư là được quyền order món ăn đặc biệt mình thích mặc dù phải trả thêm tiền nhưng các Cruise du lịch khác không có, phải chọn thức ăn họ đã lên lịch.  Giờ nghĩ lại phải chi lúc đó mình gọi món Phở Việt Nam xem đầu bếp có tài tình tới mức làm tô phở riêng cho mình :-)

Còn vài điểm khác biệt nữa nhưng chỉ điểm qua vài điểm chính mà đa số đi các Cruise khác đều phải trãi qua, có người thích và có người không thích, riêng bản thân tôi thì rất thích vì đi chơi mà bắt buộc phải mặc đồ lớn và chọn giờ ăn khi đang bận tay điều gì đó mà thành ra lỡ giờ ăn chính nên phải đi ăn bufet thì quả thật khó chịu.

Thức ăn người già thích nhất là rau, trẻ thì Pizza và Icecream cùng các loại nước trái cây, còn lại là thịt và cá cho mọi lứa tuổi.  Người già ăn thì ít mà uống thuốc thì nhiều, ăn xong thì lôi hộp thuốc 7 ngày ra uống, giới trẻ và thanh niên thì ăn uống, rượu bia cùng suốt ngày nằm phơi nắng cho da cháy chơi.  Trẻ con thì tham gia các club và hoàn toàn quên mất bố mẹ, còn bố mẹ thì hoàn toàn quên con cái mà vùi đầu vào các casino hay các show hay ca nhạc sống diễn trên tàu.

Chỉ trong vòng 7 ngày mà coi nhạc sống, các show diễn còn nhiều hơn cả năm cộng lại.  Ca sĩ hay diễn viên biểu diễn tại các show trên tàu đa số là dân đã từng có show hay từng biểu diễn qua ở Las Vegas nhưng giờ đã quá thời hoặc ký contract nên giờ lên tàu biểu diễn.  Show được nhiều người tham gia nhiều nhất là ảo thuật, giả danh các danh ca như Elton John, Madonna và Tina Turner.  Show có nhiều người già tham dự nhất là nói về kim cương và đồ trang sức.  Show có con nít tham dự nhiều nhất là show ảo thuật.

San Diego - August 28, 2015

Ngày thứ bảy - Victoria Charming

Hôm nay là ngày cuối cùng của chuyến đi Cruise vì sáng sớm ngày mai tàu sẽ quay về lại bến ở Seatle để kết thúc chuyến đi.  Đúng 6 giờ chiều nay tàu sẽ cập bến Victoria của Canada cho mọi người lên tham quan vườn hoa Butchart nổi tiếng của thế giới. Thành phố Victoria là thủ phủ của tiểu bang British Columbia thuộc Canada.

Victoria nằm ở phía nam của đảo Vancouver ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương.  Thành phố được đặt tên theo tên của nữ hoàng Victoria của Anh Quốc.  Đây là thành phố lớn thứ hai tại bờ tây của Canada sau Vancouver.  Khí hậu thành phố rất ôn hòa, thành phố được xếp vào trong 10 thành phố đẹp và đáng sống trên thế giới, ngoài ra Victoria còn được mệnh danh là viên ngọc quý của Canada với những đặc điểm nổi bật là sạch sẽ, yên tĩnh với những căn nhà nhỏ xây theo kiểu Anh, thành phố rất thân thiện và an toàn.  Tuy thuộc khí hậu hàn đới nhưng dưa theo anh tài xế taxi nói thì Victoria hầu như không có tuyết rơi vào mùa đông, một năm chỉ có tuyết rơi đúng 1 hay 2 ngày và chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ nên tuyết tan ngay khi trời vừa ngưng tuyết chứ không đông lại thành đá.

Theo thời khoá biểu hôm nay mặt trời mọc lúc 6:06 sáng, mặt trời lặn lúc 8:28 tối, trời nắng đẹp và nhiệt độ là 64oF hay 18oC, có nghĩa là một ngày nắng đẹp, mát và tuyệt vời để tham quan Victoria.

Vì đến 6 giờ chiều tàu mới cặp bến Victoria và qua 6 ngày hoạt động liên tục nên hôm nay mọi người có vẻ thư giãn, ngũ dậy trể và lười biếng hơn mọi ngày.  Phòng ăn sáng hôm nay lúc 7 giờ vẫn chỉ lác đác mấy người già dậy sớm lên ăn sáng, các gia đình có con nít hoàn toàn vắng mặt.  Phòng tập thể dục lại đầy người vì sau mấy ngày ăn uống thoải mái, giờ đây là lúc phải tập thể dục lại để giảm cân :)

Tàu hôm nay đi với tốc độ khá nhanh, đi ra phía sau boong tàu có thể thấy làn nước trắng xoá kéo dài phía sau và nước bắn tung lên tung toé. 



Biển lặng nhưng tàu đi nhanh nên cảm giác hơi rung nhẹ, đứng một chặp lâu có cảm giác say sóng lâng lâng.  Tàu càng đi càng tiến ra giữa biển khơi nên không còn thấy bờ hai bên như mọi hôm trước.  Đôi lúc cũng thấy nhưng chỉ là những đảo nhỏ khi con tàu đi lướt ngang qua.  Trên biển có nhiều tàu tư nhân nhỏ ra biển chơi vào những ngày nghĩ cuối tuần.



Theo dự tính cả nhóm sẽ lên bờ tham quan vườn hoa Butchart và các nơi sau đó sẽ ghé Chinatown ăn tối trước khi quay về tàu trước 11:30 đêm kịp giờ tàu nhổ neo rời bến.  Tuy nhiên vì có chuyện gì đó mà Coast Guard của Canada yêu cầu tàu vào bờ trễ đến gần hơn 1 tiếng đồng hồ nên mọi người sẽ chỉ được lên bờ ở Victoria Canada sau 7 giờ tối và quay lại tàu sau nữa đêm 12:30 đêm tức là sang ngày hôm sau.

Ngày cuối cùng là ngày party time, lại thêm trời nắng đẹp nên mọi người đổ lên desk cao nhất bơi lội, enjoy nắng ấm.  Họ làm barbecue ngoài trời ngay tại bể bơi, tính nhẩm hình như bà con ăn ít nhất là 5 con heo quay tổng cộng trong vòng 2-3 tiếng đồng hồ.


Sau giờ ăn trưa là chuẩn bị đi xem show ảo thuật do tất cả con nít trên tàu biểu diễn.  Tụi nhỏ cả tuần nay đã diễn tập và hôm nay ngày cuối để trình diễn tài nghệ mà mình học được.



Đúng 7 giờ chiều thì họ mới cho mọi người lên đất liền, dãy hàng người đứng xếp hàng để đổi tiền, đứng chờ đến phiên đi taxi, chọn xe bus đi tour, đi shuttle vào trung tâm thành phố làm sốt ruột tất cả mọi người vì trời đã về chiều.  


7 giờ chiều không còn đủ thời gian để đi thăm vườn Butchart vì đi đi về về mất cả 2 tiếng rồi và Chinatown cũng đã sắp đóng cửa rất nhiều tiệm ăn rồi dựa theo anh tài xế taxi nói.  Cuối cùng mọi người quyết định ra bến cảng Victoria chơi và chụp hình vì con đường Wharf, tòa nhà hành chánh và khu Belleville dọc theo bến cảng là những con đường và khu vực đông vui nhộn nhịp nhất, đó cũng là linh hồn của thành phố Victoria.



Quả đúng như vậy, vừa xuống xe taxi là thấy người đi như mắc cửi, xe ngựa, xe đạp lôi chở du khách đi tham quan chạy lọc cọc trên đường.  Dọc theo bến cảng có những người biểu diễn ảo thuật, làm những show chọc cười và bán các món hàng lưu niệm.  Ngay sát bến tàu thì tàu thuyền buồm du lịch cá nhân đậu san sát bên nhau.







Hơn 10 giờ đêm, sau khi đi một vòng bến cảng, tham quan chợ trời đêm ngay tại bến cảng và vào 7/11 mua gần chục cây kem cây và chips ăn dọc đường để tìm taxi nhưng cả sau 15 phút vẫn không thấy có chiếc xe taxi nào cả.  Dân Victoria đi ngủ sớm quá mới có 10 giờ đêm à mà lại cuối tuần nữa chứ :-) nên cuối cùng mọi người quyết định đi bộ tà tà về lại tàu.  Với gần 5 km đi bộ, về đến tàu thì cũng đã quá 11 giờ đêm, mọi người đều mệt và mỏi chân nên đều về phòng nghĩ ngơi chuẩn bị rời tàu vào sáng mai lúc 9:30 sáng.

Victoria - August 22, 2015

Ngày thứ sáu - Ketchikan


7 giờ sáng ngày thứ sáu của chuyến đi thì tàu vào cảng Ketchikan, hôm nay mặt trời mọc lúc 5:48 sáng và trời nắng ấm đẹp.  Từ khi bắt đầu đi đến giờ thì hôm nay là trời nắng ấm nhất.  Ketchikan nằm ở phía nam so với Glacier Bay.  Glacier Bay là điểm cao nhất của chuyến đi Alaska lần này, sau Glacier Bay là tàu bắt đầu quay vòng xuống Ketchikan.  Ngày mai tàu sẽ ghé Victoria của Canada trước khi quay về lại bến ở Seatle là bến khởi điểm.  Từ khi bắt đầu đi cho đến giờ con tàu không đi ra giữa biển mà chỉ đi dọc theo bờ biển, bằng mắt thường dù trời nắng hay mây mù vẫn thấy đồi núi trập trùng hoặc bên trái khi đi lên phía bắc hoặc bên phải khi tàu quay về hướng nam.  Chỉ có khi tàu vào vịnh Glacier Bay thì tàu phải đi len lõi giữa những đảo nhỏ chen chúc với nhau.


Trong 3 thị trấn Juneau, Skagway và Ketchikan thì thị trấn Ketchikan là thị trấn lớn nhất và đông đảo dân cư nhất mà chúng tôi ghé thăm.  Thực chất thì với tổng số dân cộng lại của ba thị trấn nhỏ này chưa tới vài chục ngàn người, riêng Ketchikan có khoãng trên dưới 8 ngàn 500 thị dân.  Ketchikan có ngành công nghiệp săn bắt cá và đóng hộp thuỷ hải sản.  Salmon là đặc sản của Ketchikan, thị trấn này còn được gọi là thủ đô của cá Slamon, có đến trên hơn 50% cá Salmon đóng hộp được xuất khẩu từ nơi này đi khắp thế giới.  Hầu như ai tới đây cũng mang về một vài hộp Salmon đóng sẳn hay cá Salmon sấy khô mà các dân nhậu rất thích.  Ngoài ra còn phải nói đến dầu cá Salmon mà chỉ có tại Ketchikan mới sản xuất rất được ưa chuộng cho người bị High Cholestorol.  Tại các tiệm bán cá hộp hay khô cá salmon, người to mình ăn thử từng loại một, bọn nhóc chen nhau thử đến no bụng nhưng sau đó thì đi tìm nước mà mua vì cá salmon ăn với bánh biscuit. 

Ketchikan còn có bán rất nhiều da thuộc của các loại thú như chó sói (wolf), tuần lộc (moose), gấu, da cá hải cẩu...Có lẽ vì sợ bà con phản đôí hay sao mà tuy có rất nhiều tiệm bán da và lông thú nhưng họ không cho mình chụp hình, cho người ra bên ngoài canh và khi giơ máy lên là lại đuổi đi liền.








Trung bình một ngày vào mùa du lịch Ketchikan có thể nhận khoãng từ 4-5 Cruise ship và số người đổ bộ lên thị trấn khoãng chừng 5-6 ngàn dân du lịch.  



Như mọi thị trấn du lịch của Alaska, các trung tâm thành phố tràn ngập khách du lịch đổ bộ lên bờ mua sắm và các cửa hàng chủ yếu bán đồ lưu niệm, vàng bạc, đồng hồ cao cấp, mũ áo, jacket có in hình Alaska nhưng toàn bộ là Made In China. Hàng hoá China len lõi khắp toàn cầu kể cả những nơi hẻo lánh nhất của nước Mỹ.  Và điều thú vị là ở Juneau và Skagway ta gặp nhiều người Á Đông đứng bán hàng nhưng họ có gốc Eskimo, còn ở Ketchikan lại là người gốc Ấn.  Ngạc nhiên quá phải không?

Thời gian tàu dừng tại Ketchikan không nhiều, chỉ đúng có 5 tiếng nên đa số bà con lo mua tour ngay để đi tham quan như nói chế biến Salmon, đi tầu nhỏ hay thuỷ phi cơ đi xem gấu hoặc đi xem cá voi ( nhưng đi xem cá voi là hên xui, không phải bỏ tiền ra là được xem), còn lại thì đa số mọi người đi mua sắm và thăm thú các nơi di tích lịch sử của thị trấn vì đây là điểm cuối cùng của Alaska trước khi về lại Vancouver của Canada và về bến Seatle của Mỹ.

Một giờ trưa thì tàu bắt đầu nhổ neo để đi Victoria - BC của Canada, mọi người lũ lượt quay về tàu cho kịp thời gian ra khơi, trên tàu các đầu bếp đã chuẩn bị bữa ăn trưa và hôm nay ai thích ra ngoài ăn trên boong tàu tầng trên cùng sẽ được thưởng thức món cá nướng Salmon được làm ngoài trời.






Một ngày dậy sớm, trời đẹp, mọi người mua được nhiều đồ lưu niệm vừa ý muốn.  Thành phố sạch, mát và đẹp, tất cả mọi người đều vui vẻ.

Ketchikan - August 21, 2015

Ngày thứ năm - Glacier Bay


Bầu trời hôm nay trong xanh và nắng thật đẹp , đúng 8 giờ sáng tàu đi vào vịnh Glacier.  Ngày hôm nay mọi người đều ở lại trên tàu và viếng thăm vịnh sông băng nguyên thủy hay còn gọi là sông băng.  Dọc theo vịnh là một vách đá chạy dài dọc theo bờ vịnh là toàn bộ là băng vĩnh cửu, còn phía trên đỉnh núi chảy dài xuống hình thành ra dòng sông băng.  Gọi là băng vĩnh cửu vì băng đóng ở đây có tuổi đời vài trăm năm.  Glacier Bay gọi theo đúng với tên của nó là vịnh sông băng vĩnh cửu vì tính theo thời gian tồn tại của nó so với con người, nhưng ở trên đời này không có gì là vĩnh viễn cả, dựa theo những gì người Park Ranger nói thì cách đây mười năm dãy núi băng vĩnh cửu này rông và cao gấp đôi nhưng hiện nay chỉ còn lại một nữa.  

Màu của băng vĩnh cửu trong xanh biếc màu ngọc bích khi nắng chiếu phản chiếu lên. Tôi đứng xem trên boong tàu cao nhất nhìn xuống thì đã thấy 2 lần băng sụp đổ, cả hai lần đều là những tảng băng to lớn lăn từ trên cao rơi sụp xuống biển làm nước bắn tung tóe lên như mặt biển bị đạn pháo bắn vào.  Dựa theo người Park Ranger nói thì trong ngày sẽ có một vài lần sẽ có những tảng băng nhỏ sụp và rơi xuống, thật may mắn là tôi đã nhìn thấy cả hai lần trong vòng chưa tới vài giờ đồng hồ nhưng cũng tiếc nếu nó cứ xảy ra như vậy thường xuyên là do khí hậu trái đất ngày càng nóng lên và do hệ quả của việc ô nhiễm và hiệu ứng nhà kiếng mà ra, có đến tận nơi mới thấy và hiểu hậu quả vì sao.  Trong vòng 10 năm nữa thì cái vịnh này chắc chắn sẽ mở rộng ra thêm nhưng những dòng sông băng vĩnh cửu sẽ nhỏ dần đi theo tỉ lệ thuận.!!!


Trên vịnh băng tan chảy, các tảng băng nhỏ trôi lờ đờ ra biển rất nhiều.





Chúng tôi cảm thấy rất may mắn sau mấy ngày trời âm u và mưa dầm thì trời hôm nay nắng rất đẹp nhưng càng gần vách băng và băng trôi đầy trên biển nên nhiệt độ rất lạnh và gió mạnh.  Ra boong tàu chụp ảnh nhưng ai cũng trùm kín mít như đang ở giữa mùa đông tuyết lạnh.  Từng đoàn hải âu bay lượn xung quanh tàu như đón chào đoàn khác phương xa tới thăm.  Có nhiều con rất dạn nhào tới sát thân tàu bay vút lên vút xuống trong vui mắt.

Màu xanh dương và mây trắng trên cao, chính giữa là băng trắng xanh xen lẫn xanh của cây cối, phía dưới là màu xanh ngọc bích của nước biển với những đốm trắng của những tảng băng tan làm hình ảnh đập vào mắt là một bức tranh với những màu xanh trắng thật tương phản.


Sau vài giờ đi vòng quanh Glacier Bay thì con tàu tăng tốc độ rời đi đến địa điểm kế tiếp là Ketchikan, lúc này cũng đã quá 3 giờ chiều, phong cảnh cuối cùng trong ngày chụp được lúc 7 giờ chiều ở cuối boong tàu là hình ảnh dưới đây. 



Đã gần hết ngày thứ năm, tối nay sẽ dẫn con đi xem ảo thuật và ăn tối ở nhà hàng Ý.  Xong cái note này thì đã quá 10' sang ngày thứ 6 của chuyến đi rồi.  Good night và good morning!

Glacier Bay - August 20, 2015

Ngày thứ tư - Skagway

Tàu cập bến Skagway lúc 7:30 sáng, trời đã mưa dầm dề hai ngày liên tục rồi và hôm nay trời buổi sáng cũng vẫn còn mưa mặc dù thời tiết nói hôm nay trời có chút nắng và chỉ có 30% là có mưa. Có lẽ vì mưa làm bà con nãn chí nên chẳng còn ai muốn thức dậy sớm đón bình minh nữa khi bầu trời lúc nào cũng xám xịt và sương mù dầy đặc bay lờ lờ.

10 giờ sáng trời còn mù sương thì bà con mới lục đục rời tàu đi bộ vào thị trấn Skagway để đi dạo, mua sắm và ăn sáng.  Skagway là một thị trấn rất nhỏ như đã kể câu chuyện trước khi Mc Donald's mở tiệm đầu tiên thì thị trưởng Skagway đã đặt 800 cái Big Mac cho mỗi thị dân trong thị trấn để thưởng thức, vậy mà đã trên 20 năm thị dân của thị trấn chỉ tăng thêm có 120 người.  Nhưng chỉ trong vòng 6 tháng hè có đến hơn 1.2 triệu người ghé thăm thị trấn, đây là một con số lý tưởng mà các thành phố du lịch trên thế giới đều mong muốn so với dân số của thành phố và 50% số người phục vụ du lịch tại thị trấn là làm việc thời vụ và đa số là sinh viên.  Từ đầu tháng 10 trở đi khi các Cruise hết còn ghé cảng, các nhân viên thời vụ sẽ quay về nhà thì thị trấn lại vắng như chùa bà đanh.




Tuy thị trấn nhỏ nhưng khi xưa nó là địa điểm đến của những người đi tìm vàng và những kẻ bạt mạng đi tìm vận may, ngày nay thì nó có những địa điểm du lịch khá nổi tiếng như cung đường xe lữa White Pas - Yukon Railroad được làm trong vòng đúng 2 năm, 2 tháng và 2 ngày.  Con đường xe lữa được làm trong hoàn cảnh và thời gian thật khắc nghiệt và ngựa là được sử dụng để chuyên chở tất cả mọi thứ vật dụng để xây tuyến đường xe lữa này.  Đây còn gọi là cung đường giết ngựa vì ngựa được mua từ các trang trại ở các tiểu bang xung quanh về nhưng toán phu làm đường bị lừa vì toàn mua loại ngựa già nua lại không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt nên khi mang dụng cụ tới nơi thì chết hàng loạt.



Ngày nay cung đường này trở thành tuyến xe lữa du lịch đi qua các khu vực đào vàng.  Ngoài tour đi tham quan bằng xe lữa chỉ ngồi trong toa và nghe hướng dẫn viên thuyết trình còn có ba loại tour du lịch khác.  Tour thứ hai là hiking đi song song qua các cung đường xe lữa nhưng phải trèo đèo lội suối.  Tour thứ ba là đạp xe đạp cũng lên đèo xuống đèo, ngó vậy mà rất thịnh hành dành cho dân thích mạo hiểm và sức chịu đựng cao như dân đi hiking, đa số dân Âu Châu lại thích tham gia các tour này nhiều.  Tour thứ tư là tour mà chúng tôi đã lấy là đi xe bus vì toàn con nít và người lớn tuổi (không biết trên ngũ tuần có được tính vào là người già chưa hi hi hi), xe bus chạy chung cung đường tuyến xe đạp nhưng ghé nhiều nơi và được xuống chụp hình thoải mái.  Cung đường có nhiều thác và bình nguyên, phía trên cao đỉnh núi hai bên đường ta có thể thấy glacier một bên(vùng băng vĩnh cửu xanh màu ngọc bích trong suốt), còn một bên thì thác ghềnh, và đường xe lữa quanh co ôm theo triền núi.

Xe băng qua vùng bình nguyên trãi dài mà nếu bác tài nói là đang ở bình nguyên thuộc Canada thì trên xe không ai biết cả.  Nói thêm về một chút về bác tài này để thấy người Mỹ họ không chuộng cái địa vị và công việc, bác tài từng là giáo sư Đại Học sang bên TQ dạy học rồi lấy vợ cũng là giáo sư Đại Học bên Trung Quốc, sau khi về hưu thì hai vợ chồng đi du lịch tới đâu làm công việc thời vụ sau đó lại tiếp tục đi du lịch tiếp.  Và Alaska rất cần nhân công nên ai tới xin làm thời vụ là họ nhận ngay nhất là các tour guide và bus driver sau khi qua 2 tuần huấn luyện.










Có những người đến Skagway tìm vàng được chia lô và làm giàu phất lên từ đó, điển hình trong đó có ông chủ Nordstrom người Thuỵ Điển tên (Johan Wilhelm Nordstrom) di dân sang Mỹ từ khi còn trẻ ở New York, là dân thích mạo hiểm đã đi từ New York qua Seatle rồi lên Skagway Alaska đào vàng tìm vận hên, tuy không đào được nhiều vàng nhưng ông ta và một người làm chung bán được lô đất rồi chia đôi được 13 ngàn đô vào thời 1890 để rồi quay về lại Seatle đầu tư vào bất động sản và lập khu thương mại với tên ban đầu là Yohan, John và cuối cùng là Nordstrom. 

Tiểu bang Alaska được thành lập cách đây chỉ có 50 năm và đến bây giờ chỉ mới có đúng 1 vị thống đốc là dân Alaska chính gốc, còn lại toàn là dân tứ xứ đến sinh sống và ở lại lập nghiệp, nhưng đa số họ cũng chỉ ở có 6-7 tháng hè và thu, còn 6 tháng mùa đông và xuân cũng dọn đi nơi khác vì khí hậu khắc nghiệt, mùa đông thực phẩm rất khan hiếm vì không được vận chuyển thường xuyên.  Tuy vậy nếu họ đăng ký làm thường trú nhân tại tiểu bang này và đóng thuế cho tiểu bang thì hàng năm tiểu bang thu lợi tức từ dầu lữa sẽ chia đồng đều cho mọi người dân.  Cứ trung bình 1 đầu người sẽ nhận về từ 600-2,500 USD tùy theo.

Tất cả những câu chuyện từ đầu đến giờ là tôi toàn nghe từ hướng dân viên du lịch kể lại cho nghe, câu chuyện hoàn toàn không có kiểm chứng vì vậy ai đọc thì đọc cho vui chứ tin vào nó thì chỉ nên tin 50% ngay cả bản thân tôi cũng vậy.  

Nói tóm lại, Skagway chỉ là một thị trấn rất nhỏ với dân số thật nhỏ nhoi nhưng có một lịch sử lâu dài về dân tìm vàng đổ về rất lớn (Gold Rush), nó có 1 cung đường tuyệt đẹp cho dân thích mạo hiểm đi hiking tuy nhiên mùa đông thì hoàn toàn bị cấm ngặt vì hay bị tuyết lỡ.
Good night!

Skagway - August 20, 2015

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Ngày thứ ba - Juneau

Như đã nói ngày hôm qua con tàu đã đi ngang qua vùng biển động nên lắc lư khá nhiều, sáng nay điểm danh lại cả nhóm 14 người thì đã có 3 nhỏ 1 lớn đã bị say sóng và cần phải uống thuốc say sóng cũng như đã nằm bẹp dí một chỗ rồi.  Hy vọng những ngày kế tiếp chỉ là những chuyến đi ngắn sẽ dễ chịu hơn.  Múi giờ cũng đã đổi quay ngược lại một tiếng nên dù thức khuya tối hôm qua mọi người cũng có thêm một giờ để ngủ.  

Trời mưa trên biển rả rít cả ngày, chút nắng chợt bừng lên rồi sương mù lại phủ xuống.  Con tàu sắp vào bến Ở Juneau nên chạy rất gần bờ, hai bên bờ toàn đồi núi và rừng cây với mây mù phủ dầy đặc phía trên. Cảnh vật trên bờ tuy gần mà chỉ thấy thấp thoáng xa xa làm nhớ đến Đà Lạt mùa sương mù.




Trong lúc chờ đợi lên bờ bắt đầu những tour trên mặt đất thám hiểm Alaska thì đi vòng vòng thăm viếng mọi nơi.  Bắt đầu bằng rạp chiếu phim coi phim tài liệu về Alaska, các địa danh, các loại chim muông thú vật và lịch sử hình thành bang.  Năm nay là năm kỷ niệm Alaska là tiểu bang cuối cùng gia nhập gia đình Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ được tròn 50 năm.  Trên tàu có nhiều chổ chơi nhạc sống và các chương trình dạy cách làm ăn như đầu tư và mua bán.  Đại đa số là những người già về hưu ngồi nghe.

Đi một vòng nhận thấy có ba nhóm người đi du lịch, nhóm thứ nhất phần đông là đi cùng gia đình với con nít nhỏ, nhưng trên tàu có các program cho con nít chơi để cha mẹ có thời gian rãnh để đi chơi riêng như đi casino, xem nhạc sống hay đi nhảy đầm, ngồi bar. Nhóm thứ hai là các cặp tình nhân hay vợ chồng mới cưới đi tuần trăng mật hay kỷ niệm ngày cưới, đại đa số vào xem nhạc sống và dancing hoặc ngồi các quầy bar rượu.  Nhóm cuối cùng là nhóm những người già về hưu đi du lịch vui vẻ cho những ngày tháng cuối cùng trước khi vào viện dưỡng lão.  Nhóm người này thích nhất là ngồi nghe các talk show hay đi mua sắm duty free (hàng miễn thuế).  Các tiệm kim hoàn trên tàu bán được rất nhiều vàng bạc, kim cương cho nhóm người này.

Nói thêm một tí về nhóm thứ nhất là nhóm gia đình đi cùng con cái nhỏ, ta thấy nhóm này chiếm đa số là gia đình Việt, Phi, Trung Quốc và Ấn Độ.  Và nhóm gia đình gốc Trung Quốc lại chiếm đại đa số trong đó, họ khá ồn ào và hơi bầy hầy.  Thích ăn to nói lớn và thích chen lấn, không nói xấu nhưng họ ồn ào thật :)

Đúng 2:30 trưa tàu cập bến Juneau và cho mọi vào thành phố đi tour hay vòng vòng mua sắm.  Juneau là thủ phủ của tiểu bang Alaska nhưng rất nhỏ, dân số chỉ vào khoãng 34 ngàn dân.  40% là làm cho chính quyền, 40% làm trong ngành du lịch và 20% còn lại là làm trong ngành đánh cá.  Juneau không có đường bộ thông với bên ngoài, để đến được Juneau chỉ có thể đi bằng đường biển bằng tàu hay bằng đường máy bay.  Muốn đi từ town này sang town khác phải bằng ferry (phà) nhưng mỗi ngày chỉ có một chuyến.  Thực phẩm chuyển đến thành phố chỉ hai lần trong một tuần là thứ ba và thứ năm.


Thành phố Juneau khá là nhỏ so với các thành phố khác trên đất Mỹ, có lẽ các thành phố khác của tiểu bang Alaska đều vậy dù diện tích thành phố rất lớn nhưng rừng bao vậy xung quanh.  Chính quyền cho người toàn quyền xây nhà trong vùng hẻo lánh không có đường xá, nhưng khi có cháy rừng hay lụt lội thì chỉ cứu người chứ không cứu vật và tài sản.

Trong thành phố trung tâm đa số các cửa gian hàng bán vật dụng hay đồ lưu niệm đều nhỏ nhắn và chủ yếu toàn bán hàng lưu niệm và tiệm kim hoàn.  Kiếm một quán ăn thật khó nhưng quán bar rượu thì nhiều.  Dân du lịch thì ngồi đầy, có lẽ 6 tháng mùa hè phần lớn kiếm sống bằng tiền du khách đem đến.

Có một giai thoại vui về một thành phố khác của Alaska dân số chỉ có 800 người, khi McDonald's khi mở cửa tiệm đầu tiên ở Juneau, thị trưởng thành phố nhỏ kia (Skagway) đã đặt mua 800 cái bánh Big Mac bay giao tới thành phố Skagway, và khi máy bay chuyển tới thì bánh Big Mac đã đông thành đá.

Juneau là thành phố du lịch chỉ sống nhờ 5 tháng hè từ tháng 5 cho đến cuối tháng 9 đầu tháng 10 và sau đó là thành phố chết vì đã chuẩn bị vào mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp.  

Tour nên đi:
  1. Lấy Tram lên đỉnh núi xem toàn bộ thành phố.  
  2. Đi Dog Sleg (xe trượt tuyết bằng chó kéo).
  3. Đi City tour xem và nghe giới thiệu về thành phố
  4. Đi xem Glacier và Water Fall. (Bus hay máy bay)
  5. Đi xem cá voi và câu cá
  6. Đi Kayak trên sông
  7. Đi đào và đãi vàng 

Các tour thường mất từ 4-5 tiếng nên phải suy nghĩ cho kỹ trước khi chọn tour, nếu trên 4 tiếng thì có đi kèm với một bữa ăn trưa hay chiều, tuy nhiên thông thường ít ai chọn đi trên 4 tiếng vì sợ trễ giờ về tàu.  Một điều đặc biệt là đừng nên mua tour trên tàu vì họ có contract với các công ty du lịch và ăn commission, mình có thể lên bờ và ngã giá với các công ty tour địa phương giá rẽ gần gấp đôi.

Hôm nay đã chọn tour đi 1 vòng thành phố nhỏ chạy đúng 30 phút xe bus là đã xem xong thành phố đầu tiên của bang Alaska rồi sau đó đi xem thác nước (waterfall) và núi băng nguyên thuỷ (glacier).  Rất tiếc khi đi gặp mưa nên không chụp được cảnh nhiều.  Dù vậy cũng đến 7:20 tối mới về đến tàu sau 3 tiếng đi tour và 1.5 tiếng đi shopping.  Tổng cộng $25/người mà giá trên tàu là $89/người cũng cùng tour như vậy.




Sau khi về tàu thì tắm rửa xong và đã đặt trước nhà hàng Ấn Độ nên đúng 8:30 tối là vào bàn ăn.  Vì ăn theo kiểu phương Tây dù nhà hàng Ấn Độ đến 90% người Ấn phục vụ, cứ mỗi món ăn khoãng 30-45 phút ăn và chờ, khi xong bữa ăn tối là cũng mất trên dưới 2.5 tiếng, bọn trẻ sốt ruột vì ăn không quan trọng bằng các hoạt động ban đêm của các CLB mà chúng tham gia.  Vì vậy chúng tranh thủ ăn và dzọt lẹ, người lớn ăn xong thì ra ngồi uống trà nóng tán gẫu và đi một vòng casino nhưng không ai đánh bài.




Một ngày bắt đầu với buổi sáng chậm chạp nhưng sau đó thì có quá nhiều hoạt động và đi bộ liên tục, trung bình ngày hôm nay đi lên đi xuống khoãng 18 ngàn bước đi, 30 tầng lầu và gần 10 miles (10 x 1.6=16 km) đi bộ.  Còn hơn là vận động viên. Đã hơn 1 giờ sáng của ngày thứ tư trên tàu, phải tranh thủ ngủ để mai lại tiếp tục đi bộ.  Good night!

Juneau - August 19, 2015