Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Ngày thứ sáu - Ketchikan


7 giờ sáng ngày thứ sáu của chuyến đi thì tàu vào cảng Ketchikan, hôm nay mặt trời mọc lúc 5:48 sáng và trời nắng ấm đẹp.  Từ khi bắt đầu đi đến giờ thì hôm nay là trời nắng ấm nhất.  Ketchikan nằm ở phía nam so với Glacier Bay.  Glacier Bay là điểm cao nhất của chuyến đi Alaska lần này, sau Glacier Bay là tàu bắt đầu quay vòng xuống Ketchikan.  Ngày mai tàu sẽ ghé Victoria của Canada trước khi quay về lại bến ở Seatle là bến khởi điểm.  Từ khi bắt đầu đi cho đến giờ con tàu không đi ra giữa biển mà chỉ đi dọc theo bờ biển, bằng mắt thường dù trời nắng hay mây mù vẫn thấy đồi núi trập trùng hoặc bên trái khi đi lên phía bắc hoặc bên phải khi tàu quay về hướng nam.  Chỉ có khi tàu vào vịnh Glacier Bay thì tàu phải đi len lõi giữa những đảo nhỏ chen chúc với nhau.


Trong 3 thị trấn Juneau, Skagway và Ketchikan thì thị trấn Ketchikan là thị trấn lớn nhất và đông đảo dân cư nhất mà chúng tôi ghé thăm.  Thực chất thì với tổng số dân cộng lại của ba thị trấn nhỏ này chưa tới vài chục ngàn người, riêng Ketchikan có khoãng trên dưới 8 ngàn 500 thị dân.  Ketchikan có ngành công nghiệp săn bắt cá và đóng hộp thuỷ hải sản.  Salmon là đặc sản của Ketchikan, thị trấn này còn được gọi là thủ đô của cá Slamon, có đến trên hơn 50% cá Salmon đóng hộp được xuất khẩu từ nơi này đi khắp thế giới.  Hầu như ai tới đây cũng mang về một vài hộp Salmon đóng sẳn hay cá Salmon sấy khô mà các dân nhậu rất thích.  Ngoài ra còn phải nói đến dầu cá Salmon mà chỉ có tại Ketchikan mới sản xuất rất được ưa chuộng cho người bị High Cholestorol.  Tại các tiệm bán cá hộp hay khô cá salmon, người to mình ăn thử từng loại một, bọn nhóc chen nhau thử đến no bụng nhưng sau đó thì đi tìm nước mà mua vì cá salmon ăn với bánh biscuit. 

Ketchikan còn có bán rất nhiều da thuộc của các loại thú như chó sói (wolf), tuần lộc (moose), gấu, da cá hải cẩu...Có lẽ vì sợ bà con phản đôí hay sao mà tuy có rất nhiều tiệm bán da và lông thú nhưng họ không cho mình chụp hình, cho người ra bên ngoài canh và khi giơ máy lên là lại đuổi đi liền.








Trung bình một ngày vào mùa du lịch Ketchikan có thể nhận khoãng từ 4-5 Cruise ship và số người đổ bộ lên thị trấn khoãng chừng 5-6 ngàn dân du lịch.  



Như mọi thị trấn du lịch của Alaska, các trung tâm thành phố tràn ngập khách du lịch đổ bộ lên bờ mua sắm và các cửa hàng chủ yếu bán đồ lưu niệm, vàng bạc, đồng hồ cao cấp, mũ áo, jacket có in hình Alaska nhưng toàn bộ là Made In China. Hàng hoá China len lõi khắp toàn cầu kể cả những nơi hẻo lánh nhất của nước Mỹ.  Và điều thú vị là ở Juneau và Skagway ta gặp nhiều người Á Đông đứng bán hàng nhưng họ có gốc Eskimo, còn ở Ketchikan lại là người gốc Ấn.  Ngạc nhiên quá phải không?

Thời gian tàu dừng tại Ketchikan không nhiều, chỉ đúng có 5 tiếng nên đa số bà con lo mua tour ngay để đi tham quan như nói chế biến Salmon, đi tầu nhỏ hay thuỷ phi cơ đi xem gấu hoặc đi xem cá voi ( nhưng đi xem cá voi là hên xui, không phải bỏ tiền ra là được xem), còn lại thì đa số mọi người đi mua sắm và thăm thú các nơi di tích lịch sử của thị trấn vì đây là điểm cuối cùng của Alaska trước khi về lại Vancouver của Canada và về bến Seatle của Mỹ.

Một giờ trưa thì tàu bắt đầu nhổ neo để đi Victoria - BC của Canada, mọi người lũ lượt quay về tàu cho kịp thời gian ra khơi, trên tàu các đầu bếp đã chuẩn bị bữa ăn trưa và hôm nay ai thích ra ngoài ăn trên boong tàu tầng trên cùng sẽ được thưởng thức món cá nướng Salmon được làm ngoài trời.






Một ngày dậy sớm, trời đẹp, mọi người mua được nhiều đồ lưu niệm vừa ý muốn.  Thành phố sạch, mát và đẹp, tất cả mọi người đều vui vẻ.

Ketchikan - August 21, 2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét